Phương pháp P/E là gì? Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E

Có nhiều phương pháp để định giá cổ phiếu hiện nay, nhưng phương pháp P/E là đơn giản và phổ biến nhất. Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E như thế nào? Các nhà đầu tư mới cần bổ sung kiến thức quan trọng này cho bản thân ngay với thông tin được Finashark chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Phương pháp P/E là gì?
P/E là phương pháp đánh giá về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu (Price) trên thị trường với lợi nhuận trên một cổ phiếu (ESP). Hiểu đơn giản thì nó là giá trị cho thấy thị trường đang cao hơn, thấp hơn hay ngang bằng với lợi nhuận nhà đầu tư đang thực sự tạo ra trên mỗi một cổ phiếu.

Phương pháp P/E là gì?

Phương pháp P/E là gì?

Cách tính chỉ số P/E? Ý nghĩa
Cách tính chỉ số P/E? Ý nghĩa

Cách tính chỉ số P/E? Ý nghĩa

Công thức tính chỉ số P/E
Để tính ra chỉ số P/E, các nhà đầu tư có thể sử dụng 1 trong 2 công thức sau:

P/E = P/EPS

P/E = Vốn hóa thị trường/Lợi nhuận sau thuế

Trong đó:

P (Price) – Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
EPS (Earning Per Share) – Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu. Tính EPS bằng công thức:
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

Ý nghĩa của chỉ số P/E
Khi nhà đầu tư tính ra được chỉ số P/E bằng công thức được chia sẻ ở trên, nó sẽ mang ý nghĩa sau:

Ý nghĩa của chỉ số P/E thấp: Cổ phiếu đang bị đánh giá thấp; doanh nghiệp đang gặp các vấn đề liên quan đến kinh doanh, tài chính; doanh nghiệp xuất hiện lợi nhuận đột biến; doanh nghiệp đang ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh hay cổ phiếu theo chu kỳ.
Ý nghĩa của chỉ số P/E cao: Cổ phiếu đang được định giá cao; doanh nghiệp có triển vọng tốt trong tương lai; lợi nhuận kỳ vọng ở hiện tại có thể ít nhưng chỉ là tính tạm thời; doanh nghiệp ở vùng đáy của chu kỳ kinh doanh hay cổ phiếu theo chu kỳ.
Phương pháp P/E bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Thông qua chỉ số P/E nhà đầu tư có thể tự định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ xét đơn thuần với chỉ số P/E chưa đủ cơ sở, để định giá cổ phiếu chính xác hơn, nhà đầu tư cần dựa vào một số yếu tố khác nưa. Cụ thể như sau:

Phương pháp P/E bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Phương pháp P/E bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Hệ số EPS
EPS là một biến số quan trọng trong việc tính giá cổ phiếu và nó là một thành phần cấu thành nên tỷ lệ P/E. Hệ số EPS thể hiện lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng, đây là một khía cạnh rất quan trọng. EPS luôn có mối quan hệ chặt chẽ với P/E khi định giá một cổ phiếu bất kỳ.

Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ số P/E. Bởi nguồn vốn của một doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Do đó, khi hệ số đòn bẩy tài chính cao thì P/E của doanh nghiệp sẽ thấp các các doanh nghiệp khác cùng ngành.

Hệ số P/E của các cổ phiếu cùng ngành
Các doanh nghiệp cùng ngành nghề thường có xu hướng biến động cổ phiếu cùng chiều. Vì vậy, nhà đầu tư có thể so sánh hệ số P/E của doanh nghiệp với P/E trung bình của ngành. Từ đó, nhà đầu tư có thể biết được cổ phiếu của doanh nghiệp trong ngành thấp hay cao cực đơn giản.

Hệ số P/E toàn thị trường
Hệ số P/E toàn thị trường chắc chắn cũng gây ảnh hưởng đến P/E riêng lẻ của từng loại cổ phiếu. Chẳng hạn, khi thị trường chứng khoán điều chỉnh tăng hoặc giảm thì các doanh nghiệp đơn lẻ cũng tăng hoặc giảm. Điều đó khiến chỉ số P/E của các doanh nghiệp này tăng hoặc giảm theo.

Lãi suất thị trường
Lãi suất ảnh hưởng đến giá của chứng khoán, vì vậy mà lãi suất thị trường cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hệ số P/E. Nếu lãi suất thị trường cao thì hệ số P/E và giá cổ phiếu sẽ thấp hơn bởi các khoản thu nhập tương lai của doanh nghiệp sẽ thấp hơn do phải chịu mức lãi suất cao hơn.

Lĩnh vực kinh doanh
Doanh nghiệp đa dạng các lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp giảm biến động về thu nhập trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Bởi doanh nghiệp hoạt động nhiều mảng sẽ khiến rủi ro được phân tán, thu nhập ổn định hơn. Các nhà đầu tư thường đánh giá cao các doanh nghiệp đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh.

Xem thêm: Phân tích kỹ thuật thị trường Forex với lý thuyết Dow và sóng Elliott

Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E
Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E là cách phổ biến được nhiều nhà đầu tư áp dụng. Phương pháp thẩm định giá dựa vào chỉ số P/E được tạo trên cơ sở so sánh chỉ số P/E của doanh nghiệp để tìm ra giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E

Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E

Khi sử dụng phương pháp P/E để định giá cổ phiếu đầu tư, các nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nếu chỉ số tăng trưởng trong khoảng 5 – 7% mà chỉ số P/E vẫn cao, điều đó cho thấy giá cổ phiếu quá cao (Doanh nghiệp phát triển nhanh).
So sánh P/E của doanh nghiệp trong một lĩnh vực nào đó với một doanh nghiệp hoạt động khác lĩnh vực là điều vô nghĩa.
Chỉ số P/E sẽ ngược chiều với mức độ lạm phát và lãi suất trái phiếu.
Cần xét đến các yếu tố rủi ro của doanh nghiệp như: Nợ tài chính, rủi ro trong kinh doanh,…
Xét xem doanh nghiệp có phải là doanh nghiệp theo chu kỳ không?
Hệ số EPS có thể âm, điều đó khiến chỉ số P/E âm sẽ không cho ý nghĩa kinh tế nào cả. Vì vậy, nhà đầu tư nên sử dụng công cụ định giá khác.
Lợi nhuận dễ biến động khiến chỉ số P/E dễ biến đổi theo. Do đó, nhà đầu tư tốt nhất nên đánh giá P/E qua thời gian dài từ 3 – 5 năm.
Finashark khuyên các nhà đầu tư sử dụng phương pháp P/E để định giá cổ phiếu cần linh hoạt, không nên áp đặt một cách khiên cưỡng. Nên xem xét nhiều yếu tố khác để định giá cổ phiếu được chuẩn xác nhất. Các nhà đầu tư mới chưa có kinh nghiệm, hãy tải App Finashark về dùng để được các chuyên gia Finashark hỗ trợ, giúp đỡ khi đầu tư và nhận tín hiệu giao dịch nhanh chóng.

Leave a Reply

Your email address will not be published.